10 Cách bảo quản nệm foam đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Cách bảo quản nệm foam hợp lý sẽ duy trì chất lượng và độ bền của nệm. Đừng bỏ qua bài viết này để hiểu rõ cách bảo quản và vệ sinh nệm foam bạn nhé.

Cách bảo quản nệm foam, vệ sinh nệm foam không khó. Tuy nhiên nhiều người chưa thật sự biết cách thực hiện nên làm ảnh hưởng xấu đến cấu tạo và độ bền của nệm. Hãy lưu lại những cách bảo quản nệm foam từ Edena để chiếc nệm foam của bạn tránh khỏi hư hỏng.

1. Tại sao cần bảo quản, vệ sinh nệm foam 

Từ lâu, sản phẩm nệm foam luôn được các gia đình Việt ưu ái lựa chọn vì khả năng nâng đỡ cơ thể vượt trội, tạo cảm giác êm ái, thư giãn dễ chịu. Vì lẽ đó, cách bảo quản nệm foam luôn được người sử dụng quan tâm. Bảo quản nệm foam, vệ sinh nệm foam đúng cách sẽ duy trì tuổi thọ của nệm, phát huy chất lượng nệm, giúp người dùng ngủ ngon mỗi đêm.

10-cach-bao-quan-nem-foam-don-gian-de-thuc-hien-tai-nha-1

Cách bảo quản nệm foam

Đặc biệt, nệm nằm sẽ tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu nệm không sạch sẽ, bám bẩn sẽ phát sinh ẩm mốc và vi khuẩn. Điều này tác động tiêu cực đến sức khỏe và độ bền của nệm. Vậy nên bạn cần bảo quản, vệ sinh nệm foam định kỳ để bảo vệ da và hô hấp khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết: 

Nệm Foam

Nệm bông ép là gì? 

2. Các cách bảo quản nệm foam đúng, dễ thực hiện 

2.1 Vệ sinh nệm foam định kì 2 - 3 tháng 1 lần 

Để giữ nệm được lâu bên, Edena khuyến cáo bạn vệ sinh nệm foam định kỳ 2 - 3 tháng 1 lần, tối thiểu từ 3 - 6 tháng 1 lần, theo những bước đơn giản sau:

  • Bảo quản nệm ở nơi thoáng mát khi không sử dụng

  • Hút bụi bẩn mỗi khi thay ra (drap) trải giường

  • Làm sạch  vết bẩn cứng đầu bằng dung dịch chuyên dụng

  • Làm khô nệm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

  • Bọc nệm bằng tấm bảo vệ. 

Ngoài nệm thì chăn ra gối cũng là môi trường “lý tưởng” cho vi khuẩn và ẩm mốc hình thành, phát triển. Cách bảo quản nệm foam tốt nhất thì các vật dụng và môi trường xung quanh của nệm cũng phải được giữ sạch sẽ. Bạn chỉ cần đều đặn giặt chăn ra gối định kỳ 1 tuần 1 lần.

10-cach-bao-quan-nem-foam-don-gian-de-thuc-hien-tai-nha-2

Các cách bảo quản nệm foam đúng, dễ thực hiện

2.2 Xoay đầu nệm trung bình 6 tháng 1 lần 

Nằm nệm ở một vị trí nhất định trong thời gian dài có thể khiến bề mặt nệm không được đồng đều, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ cơ thể. Cấu trúc nệm cũng sẽ bị biến đổi, tác động đến sức khỏe và giấc ngủ, đặc biệt là xương khớp, cột sống. Hãy thay đổi đầu nệm trung bình 6 tháng 1 lần để bảo quản tốt chức năng của nệm.

2.3 Cho nệm thở khi lấy ra sử dụng 

Nệm foam mới mua về hoặc sau thời gian cất trữ không dùng thường sẽ được bọc và bảo quản trong lớp nilon kín. Vậy nên khi lấy nệm ra sử dụng, bạn cần tháo hết các lớp vỏ bọc bên ngoài nệm và đặt nệm ở nơi thông thoáng để nệm “thở” trước khi sử dụng.

2.4 Sử dụng thêm topper/ tấm bảo vệ nệm 

Dùng topper hoặc tấm bảo vệ nệm có vai trò quan trọng giúp chống nước, giữ nệm tránh khỏi ẩm mốc và bốc mùi khó chịu. Tấm bảo vệ nệm giúp ngăn chặn các tác nhân làm bẩn nệm như vụn thức ăn, nước tiểu trẻ nhỏ, lông động vật… Hơn nữa, các bước vệ sinh tấm lót bảo vệ/ topper rất đơn giản, nhanh chóng, không làm mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.

2.5 Trải nệm trên bề mặt phẳng, vững chắc 

Khi đặt nệm Foam trên bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng có thể dẫn đến biến dạng. Trải nệm trên bề mặt phẳng, vững chắc sẽ bảo vệ vẻ ngoài của nệm, không làm mất đi tính thẩm mỹ, sức khỏe xương khớp và cột sống người sử dụng được đảm bảo.

2.6 Để nệm foam ở nơi thông thoáng khi không sử dụng - highlight ý: không để nệm trực tiếp dưới trời nắng 

Cách bảo quản nệm foam tốt nhất, là đặt nệm ở không gian thông thoáng, sạch sẽ. Lưu ý đặt nệm cách mặt sàn một khoảng nhất định để tránh ẩm. Trước khi mang nệm lưu trữ lúc không sử dụng hãy bọc nệm trong túi, vẫn đảm bảo không để túi nệm tiếp xúc mặt sàn để ngăn ngừa nấm mốc hình thành do ẩm thấp.

2.7 Cần tránh không cho vật nuôi tiếp xúc với nệm 

Nếu nhà bạn có vật nuôi như chó, mèo… thói quen để vật nuôi nằm lên nệm có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ nệm. Vi khuẩn, bụi bẩn từ lông vật nuôi sẽ bám và phát triển trên bề mặt nệm, mùi hôi khó chịu sẽ phát sinh. 

Cách bảo quản nệm foam là không nên cho vật nuôi tiếp xúc với nệm. Nếu điều này quá khó để kiểm soát, hãy sử dụng tấm bảo vệ nệm để giảm thiểu việc lông và vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với nệm.

2.8 Không nên sử dụng chất tẩy rửa và nồng độ cao khi vệ sinh nệm 

Sử dụng chất vệ sinh, tẩy rửa nồng độ cao để vệ sinh nệm foam là ý nghĩ hoàn toàn sai. Điều này có thể gây ra sự biến đổi xấu về chất liệu, khiến cho chiếc nệm không còn khả năng đàn hồi vốn có như ban đầu. 

2.9 Không đặt nệm ở những nơi gần nguồn nhiệt mạnh 

Trong quá trình sử dụng nệm, bạn lưu ý không để nệm ở gần nguồn nhiệt mạnh như bếp gas, lò sưởi, bình nước nóng lạnh… Nguồn nhiệt chính là khắc tinh lớn của nệm foam, có thể khiến hư hỏng cấu tạo nệm và không thể sử dụng.

2.10 Không nên ăn uống ở trên bề mặt nệm 

Vụn thức ăn chứa đầy dầu mỡ là tác nhân gây mất vệ sinh cho chiếc nệm foam. Bạn nên hạn chế việc ăn uống để tránh rơi vụn thức ăn lên bề mặt nệm, hình thành mảng bám dầu mỡ có màu, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi của bạn.

Thông tin về cách bảo quản nệm foam mà Edena cung cấp chắc chắn rất hữu ích đối với người sử dụng nệm foam. Bảo quản nệm đúng cách kết hợp cách vệ sinh nệm hợp lý sẽ giúp bạn sử dụng nệm foam lâu dài, tiết kiệm chi phí thay nệm mới. Nếu bạn còn những băn khoăn về việc mua và sử dụng nệm foam, hãy liên hệ với Nệm Edena qua hotline 1900 1569 để được tư vấn chi tiết nhất.

Xem thêm: 

Nệm Tốt Cho Người Đau Cột Sống

Nệm foam hãng nào tốt

Các Loại Nệm Bông Ép Tốt

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục